Phiên bản R27

Navigation:  Lịch sử phát triển >

Phiên bản R27

Previous pageReturn to chapter overviewNext page

Show/Hide Hidden Text

Các vấn đề thực hiện trong phiên bản R27

hmtoggle_plus1Kế toán muốn trên giao diện nhập số dư ban đầu của VTHH phải giữ nguyên đơn giá khi thay đổi thành tiền để đảm bảo lấy đúng đơn giá nhập trước đó.

oHiện tại khi nhập số dư ban đầu cho vật tư hàng hóa khi thay đổi nguyên giá chương trình đang tự động tính lại đơn giá dẫn đến trong một số trường hợp như đơn giá lẻ, kế toán muốn gõ lại thành tiền cho chẵn thì chương trình lại tự sửa lại đơn giá nên đơn giá lại bị lệch

oTrong phiên bản R26 hỗ trợ trong trường hợp anh/chị đã nhập đơn giá thì chương trình không tự động tính lại. Ngược lại khi anh/chị không nhập đơn giá (đơn giá = 0) thì chương trình tự động tính lại đơn giá = thành tiền/số lượng

hmtoggle_plus1Kế toán mong muốn thiết lập riêng cách tính lương cho cán bộ nghỉ ốm và nghỉ không lương

o Hiện tại chương trình đã cho phép tổng hợp chấm công ngày nghỉ ốm và nghỉ thai sản khác nhau. Tuy nhiên, khi tính lương lại thực hiện tính giống nhau nên chưa đáp ứng được công tác tính lương của đơn vị trong trường hợp đơn vị có phát sinh khoản lương được hưởng khi nghỉ ốm nhưng lại không được hưởng khi nghỉ không lương

o Để tính lương được trong trường hợp này trước tiên anh/chị vào danh mục khoản lương để thiết lập cách tính. Anh/chị thực hiện như sau:

Vào Danh mục\Lương cán bộ\Khoản lương

Kích đúp chuột vào khoản lương cần thiết lập. VD: Phụ cấp độc hại được hưởng khi nghỉ ốm và không được hưởng khi nghỉ không lương. Khi đó trên khoản lương phụ cấp độc hại thực hiện tích chọn vào "Tính vào lương ngày nghỉ không lương". Khi tích chọn vào đây thì khoản lương phụ cấp độc hại không được hưởng khi nghỉ không lương.

pcdochai

oTiếp đến anh/chị thực hiện tổng hợp số ngày nghỉ ốm/nghỉ không lương của cán bộ.

Vào Phân hệ Tiền lương\Tổng hợp ngày nghỉ làm thêm, làm đêm để khai báo

R27-3

oSau đó anh/chị thực hiện lập bảng lương. Trên bảng lương khi tính tổng nghỉ không lương chương trình sẽ tự động tính dựa trên các khoản lương được tích chọn

R27-4

oAnh/chị kiểm tra lại số liệu và thực hiện cất bảng lương.

hmtoggle_plus1Kế toán mong muốn khi in mẫu số 05-ĐCSDTK/KBNN và mẫu số 01-SDKP/ĐVDT chương trình cho phép tự động lấy số KBNN ghi bằng số liệu sổ sách

o Thông thường khi in mẫu đối chiếu đi kho bạc thì số liệu đơn vị báo cáo thường trùng với số liệu trên kho bạc. Vì vậy, để tiện cho Kho bạc kiểm duyệt kế toán mong muốn chương trình hỗ trợ lấy nhanh số liệu phần KBNN ghi bằng số liệu sổ sách

o Để thực hiện được như yêu cầu khi in báo cáo thì trên cửa sổ tham số báo cáo anh/chị tích chọn vào "Hiển thị số liệu KBNN ghi"

R27-5

oKhi tích chọn vào "Hiển thị số liệu KBNN ghi" => trên bảng đối chiếu số liệu phần KBNN ghi bằng số liệu sổ sách

R27-6

oTrên mẫu 01 Khi tích chọn thì phần KBNN ghi sẽ lặp lại số liệu của đơn vị

R27-7

hmtoggle_plus1Kế toán đơn vị bệnh viện muốn quản lý được số vật tư xuất tạm ứng cho TTYT và số TTYT thực tế đã sử dụng

o Tại bệnh viện thường cung cấp vật tư xuống TTYT để TTYT  sử dụng thực hiện chương trình/Dự án => Hàng tháng bệnh viện mong muốn biết được đã cấp cho TTYT bao nhiêu thuốc và TTYT đã sử dụng bao nhiêu, còn lại bao nhiêu thuốc chưa được sử dụng

o Trước tiên để khai báo được danh sách các TTYT thì anh/chị vào danh mục\Khách hàng Nhà cung cấp và khai báo TTYT thuộc nhóm đối tượng là TTYT

R27-10

oHàng tháng khi cấp thuốc cho TTYT kế toán tại bệnh viện vào xuất kho và chọn xuất kho cho đối tượng là TTYT (Là đối tượng thuộc Nhóm TTYT)

o Cuối tháng, TTYT sử dụng và gửi lên đơn vị bảng kê số thuốc đã sử dụng và chứng từ gốc lên kế toán tại bệnh viện thực hiện ghi nhận như sau:

Vào Nghiệp vụ\Vật tư hàng hóa\Thanh toán vật tư đã sử dụng tại trạm y tế

R27-11

Nếu thanh toán vật tư sử dụng trong năm định khoản là 66121/Có 342 (Nếu TTYT mới có bảng kê mà chưa có chứng từ gốc thì định khoản TK nợ là 3118). Nếu thanh toán số vật tư từ năm trước chuyển sang thì tài khoản nợ là TK 337

oCuối năm số vật tư chưa được sử dụng hết kế toán thực hiện kết chuyển qua tài khoản 337. Kế toán vào nghiệp vụ khác để thực hiện. Chú ý: Khi thực hiện bút toán này kế toán ghi nhận số tổng phát sinh không cần ghi nhận số chi tiết

o Sang năm mới kế toán nhập số vật tư còn từ năm trước chuyển sang trên giao diện "Vật tư tồn theo dự án".

Vào nghiệp vụ\Nhập vật tư tồn theo dự án

R27-12

Chọn đối tượng là các TTYT

oKhi muốn theo dõi số vật tư đã cấp cho TTYT và TTYT đã sử dụng hết bao nhiêu thì anh/chị vào Báo cáo\Báo cáo đặc thù SYT Bắc Ninh\Báo cáo tình hình cấp vật tư cho Trung tâm y tế

Trên cửa sổ tham số, anh/chị chọn vật tư và TTYT cần theo dõi

Chọn tài khoản cần theo dõi

Nếu Anh/chị muốn biết số vật tư năm trước chuyển sang năm nay bao nhiêu, đã được sử dụng bao nhiêu, còn lại bao nhiêu thì chọn tài khoản cần xem là 337

Ngược lại nếu muốn biết số vật tư xuất trong năm cho TTYT bao nhiêu, đã được sử dụng bao nhiêu, còn lại bao nhiêu thì chọn tài khoản cần xem là 342

Nếu xem tổng số vật tư còn ở TTYT và tổng số vật tư TTYT đã sử dụng thì chọn tài khoản

tham so_TTYT

Chương trình hỗ trợ in báo cáo theo hai mẫu:

Mẫu 1: Nhóm theo đối tượng (TTYT) thể hiện trong một TTYT còn tồn những vật tư nào

TTYT-doituong

Mẫu 2: Nhóm theo vật tư: Thể hiện mỗi vật tư thì đang tồn ở những TTYT nào

TTYT_VT

hmtoggle_plus1Đơn vị nhận dự toán đầu năm phân bổ dự toán năm theo quý thì khi in báo cáo S41-H - Sổ theo dõi dự toán phần I phải thể hiện số liệu chi tiết từng quý

oKhi đơn vị lập chứng từ nhận dự toán đầu năm, phần mềm đã hỗ trợ phân bổ dự toán được giao theo từng quý. Tuy nhiên khi in Sổ S41-H, số liệu vẫn chỉ hiển thị ở cột "Tổng số"

oPhiên bản này cho phép hiển thị số phân bổ dự toán đầu năm cho các quý tương ứng, thể hiện đúng chứng từ giao dự toán đầu năm đã được phân bổ.

S41

hmtoggle_plus1Kế toán muốn theo dõi được công nợ theo mã thống kê

oĐối với một đối tượng, kế toán muốn theo dõi công nợ phải trả hoặc phải thu theo nhiều tiêu chí khác nhau.

oPhiên bản này cho phép theo dõi được công nợ theo mã thống kê. Mỗi mã thống kê là một tiêu chí phân loại công nợ của đơn vị. Để thực hiện theo dõi công nợ theo mã thống kê, đơn vị cần thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định các tiêu chí cần phân loại công nợ, sau đó khai báo thành các mã thống kê trên dữ liệu bằng cách: Vào Danh mục\ Mã thống kê, nhấn nút Thêm trên thanh công cụ để khai báo.

kb MTK

Bước 2: Khi nhập số dư đầu kỳ của các tài khoản theo công nợ, đơn vị cần tích "Nhập chi tiết công nợ" để nhập số dư của tài khoản theo từng mã thống kê tương ứng.

SD MTK

Bước 3: Khi phát sinh chứng từ công nợ hoặc chứng từ thanh toán, đơn vị cần chọn Mã thống kê tương ứng với khoản công nợ hoặc thanh toán phát sinh.

phat sinh MTK

Bước 4: Để xem báo cáo Sổ chi tiết tài khoản theo mã thống kê, đơn vị vào Báo cáo\ Sổ kế toán\ S33-H Sổ chi tiết các tài khoản. Tại hộp tham số báo cáo, đơn vị chọn Mẫu theo mã thống kê. Sau đó chọn các tham số báo cáo tương ứng như: Mã thống kê, Tài khoản, Đối tượng để xem báo cáo.

xem BC

 

hmtoggle_plus1Kế toán muốn lập nhanh được chứng từ ghi sổ theo nhóm nghiệp vụ cùng tính chất (ví dụ như CTMT, dự án, mã thống kê)

oĐể lập chứng từ ghi sổ theo tiêu chí quản lý của đơn vị, kế toán vào Sổ cái\ Lập chứng từ ghi sổ. Đơn vị chọn thời gian, nhấn Lấy dữ liệu như thao tác lập chứng từ ghi sổ thông thường.

oSau đó đơn vị tìm đến cột dữ liệu cần lọc, chọn giá trị mong muốn, tích chọn các chứng từ đã lọc được, sau đó nhấn Đồng ý để hoàn thành thao tác chọn chứng từ lập chứng từ ghi sổ.

lap CTGS

hmtoggle_plus1Kế toán mong muốn theo dõi công nợ theo từng hóa đơn nhằm phục vụ đối chiếu công nợ với nhà cung cấp dễ dàng hơn

oPhiên bản này cho phép đơn vị đối chiếu được chứng từ thanh toán công nợ và chứng từ công nợ phát sinh tương ứng, để biết công nợ còn lại của hóa đơn nào.

oĐể xem được báo cáo Đối chiếu chứng từ mua hàng và chứng từ thanh toán, đơn vị cần thao tác như sau:

Bước 1: Khi phát sinh chứng từ công nợ, đơn vị cần nhập đầy đủ số hóa đơn. Số hóa đơn có thể nhập bên tab Thuế trên chứng từ Mua hàng, hoặc trên cột "Số chứng từ gốc" của tất cả các giao diện. Trường hợp đơn vị không nhập số hóa đơn bên tab Thuế và Số chứng từ gốc, thì số chứng từ công nợ chính là "Số chứng từ" đơn vị nhập.

 

nhap ps doi chieu

 

Bước 2: Khi phát sinh chứng từ thanh toán, đơn vị cần nhập đầy đủ số hóa đơn. Số hóa đơn đơn vị nhập trên cột "Số chứng từ gốc" của tất cả các giao diện. Đơn vị có thể nhấn phím F3 để chọn nhanh hóa đơn còn nợ của nhà cung cấp đó.

 

tra tien doi chieu

 

Bước 3: Để xem báo cáo đối chiếu, đơn vị vào Báo cáo\ Mua hàng\ Đối chiếu chứng từ mua hàng và chứng từ thanh toán. Tại đây đơn vị chọn thời gian. Thời gian ở đây được hiểu là thời gian phát sinh chứng từ mua hàng (chứng từ công nợ). Đơn vị chọn tài khoản công nợ cần đối chiếu, chọn đối tượng cần đối chiếu. Nếu đơn vị chỉ có nhu cầu xem các chứng từ mua hàng có phát sinh chênh lệch (chưa có chứng từ thanh toán hết, hoặc thanh toán quá số tiền công nợ phát sinh trên chứng từ) thì đơn vị tích ô "Chỉ hiển thị các phát sinh có chênh lệch"

 

tham so doi chieu

 

Khi đó đơn vị có báo cáo như hình:

 

bc doi chieu

hmtoggle_plus1Kế toán đơn vị không sử dụng phân hệ lương trong chương trình muốn khi sinh chứng từ hạch toán chi phí lương từ chứng từ chuyển khoản trả lương không thực hiện sinh các khoản tạm ứng công tác phí (có định khoản 661, 662)

oTrên chứng từ Chuyển khoản thanh toán lương, đơn vị có thể vào Tiện ích\ Hạch toán chi phí lương. Chương trình tự động hạch toán chi phí lương: Nợ 661/ Có 334.

oPhiên bản này cho phép tự động sinh chứng từ hạch toán chi phí lương đối với các dòng chứng từ có tài khoản Nợ trên chứng từ chuyển khoản khác 661, 662, để đảm bảo các dòng định khoản chưa đưa vào chi phí đều được hạch toán đầy đủ.