Phiên bản R35

Navigation:  Lịch sử phát triển >

Phiên bản R35

Previous pageReturn to chapter overviewNext page

Show/Hide Hidden Text

hmtoggle_plus1Kế toán tiền lương muốn sau khi thanh toán tiền lương,BH, KPCĐ bằng nguồn ngoài ngân sách thì hệ thống tự động sinh ra các bút toán hạch toán lương, BH, KPCĐ, và chứng từ thanh toán lương, bảo hiểm, kinh phí công đoàn

Tại các đơn vị không sử dụng phân hệ tiền lương khi có phát sinh nghiệp vụ  chi lương, bảo hiểm, kinh phí công đoàn từ tài khoán tiền gửi của đơn vị (nguồn khác, tiền dự án, XDCB, thu phí mà không phải tiền thuộc ngân sách của đơn vị nên không có rút từ kho bạc) kế toán đơn vị phải hạch toán bút toán chi lương và chi trả tiền cho cơ quan bảo hiểm trên chứng từ tiền gửi, sau đó vào chứng từ nghiệp vụ khác hạch toán chi phí lương, các khoản bảo hiểm, KPCĐ khấu trừ lương.

Phiên bản này cho phép đơn vị sinh Hạch toán chi phí lương, Hạch toán chi phí bảo hiểm từ chứng từ Chi tiền gửi, giúp đơn vị giảm thao tác và thời gian nhập liệu.

Sau khi lập chứng từ Chi tiền gửi, đơn vị vào Tiện ích, chọn Hạch toán chi phí lương hoặc Hạch toán chi phí bảo hiểm, tùy theo chứng từ Chi tiền gửi thực hiện chi trả lương hay thanh toán bảo hiểm.

Các chứng từ hạch toán chi phí sinh ra đều thuộc loại chứng từ nghiệp vụ khác. Người dùng có thể thực hiện các thao tác trên chứng từ sinh ra như: sửa, xóa, tìm kiếm, đánh lại số chứng từ như với các Chứng từ nghiệp vụ khác.

oĐối với chứng từ hạch toán chi phí lương, phần mềm sẽ tự động sinh tương ứng các dòng như ở chứng từ chi tiền gửi, hạch toán mặc định Nợ 66121/ Có TK Nợ trên chứng từ Chi tiền gửi, với nguồn, chương, loại khoản, mục, tiểu mục tương ứng.

oĐối với chứng từ Hạch toán chi phí bảo hiểm, nếu tiểu mục thuộc mục 6300, phần mềm sẽ sinh các dòng tương ứng Nợ 66121/ Có TK nợ trên chứng từ Chi tiền gửi. Nếu tiểu mục khác mục 6300 (các loại bảo hiểm trừ lương), phần mềm sẽ thực hiện sinh như sau:

Sinh tương ứng dòng Nợ 3341/ Có TK nợ trên chứng từ Chi tiền gửi.

Sinh thêm dòng định khoản Nợ 66121/ Có 3341 cộng gộp theo bộ MLNS

oViệc sinh tự động như vậy giúp đơn vị không cần sửa lại chứng từ nghiệp vụ khác để tách dòng.

 

R35-4

hmtoggle_plus1Kế toán muốn cột số 3 - dự toán được giao phát sinh trong kỳ mẫu 01-Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại kho bạc chỉ lấy lên số dự toán được giao bổ sung và số điều chỉnh không lấy số dự toán giao đầu năm mà phân bổ vào trong kỳ

Theo thông tư 61/2014/TT-BTC thì cột 3 mẫu số 01 thể hiện số dự toán được giao phát sinh trong kỳ bao gồm dự toán được phân bổ vào đầu năm phát sinh trong kỳ, dự toán được giao bổ sung phát sinh trong kỳ và dự toán điều chỉnh theo quyết định.

Hiện tại phần mềm đang cộng cả số dự toán phân bổ số dự toán bổ sung và số điều chỉnh. Phiên bản này cho phép đơn vị có thể thiết lập công thức để cột 3 chỉ lấy số dự toán bổ sung và số dự toán điều chỉnh, đáp ứng yêu cầu của kho bạc.

Theo đó công thức mặc định cột 3 vẫn lấy toàn bộ: Dự toán đầu năm được phân bổ trong kỳ+ Dự toán bổ sung trong kỳ + Dự toán điều chỉnh trong kỳ+ Dự toán hủy trong kỳ. Nếu đơn vị muốn thiết lập lại công thức để Cột 3 chỉ lấy số liệu:  Dự toán bổ sung trong kỳ + Dự toán điều chỉnh trong kỳ+ Dự toán hủy trong kỳ thì đơn vị thao tác như sau:

oVào Tiện ích\ Thiết lập báo cáo tài chính, chọn Mẫu số 01-SDKP/ĐVDT: Bảng đối chiếu kinh phí dự toán tại kho bạc

oNhấn Sửa trên thanh công cụ, chọn Cột 3, tích chuột phải, chọn Thiết lập công thức cho chỉ tiêu tổng hợp.

oTại đây, đơn vị chọn cách xác định công thức cột 3= Col3a

oSau đó đơn vị nhấn Đồng ý, cuối cùng nhấn Cất trên thanh công cụ để hoàn thành việc thiết lập lại công thức cho cột 3 của Mẫu số 01.

 

R35-3

hmtoggle_plus1Kế toán mong muốn in bảng tổng hợp chứng từ cùng loại mỗi chứng từ gốc chỉ hiển thị 1 dòng với số tiền tổng để dễ đối chiếu với chứng từ gốc

Tại đơn vị, sau khi lập chứng từ cùng loại, đơn vị muốn in Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại để kẹp chung với chứng từ gốc. Theo đó đơn vị mong muốn số tiền trên bảng tổng hợp chứng từ cùng loại sẽ hiện thị cộng gộp theo từng chứng từ gốc, để thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu.

Phiên bản này cho phép đơn vị tùy chọn khi in Bảng tổng hợp chứng từ theo cách cộng gộp theo chứng từ. Để thực hiện công gộp, khi in, đơn vị tích chọn "In mẫu cộng gộp theo chứng từ", chi tiết như sau:

oKhi in Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại trực tiếp trên chứng từ vừa lập:

 

R35-5

 

oKhi in Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại trên cây Báo cáo: Báo cáo\ Sổ kế toán\ S01B: Bảng tổng hợp chứng từ

 

R35-6

hmtoggle_plus1Kế toán muốn khi tạo mới chứng từ mà ngày hạch toán nằm ngoài khoảng thời gian đang lọc xem danh sách chứng từ cùng loại thì phần mềm cảnh báo tường minh hơn

Ở các phiên bản trước, khi kế toán đang xem danh sách phiếu thu tiền mặt, khoảng thời gian xem danh sách phiếu thu là từ Quý I, kế toán thêm 1 phiếu thu tiền mặt mới có ngày hạch toán thuộc Quý II thì phần mềm cảnh báo là "Ngày hạch toán của chứng từ này nằm ngoài kỳ kế toán làm việc. Bạn có muốn tiếp tục cất giữ không". Bản chất của thông báo này nhằm giúp khách hàng biết chứng từ đang nằm ngoài khoảng thời gian lọc trên danh sách chứng từ, sau khi lập chứng từ này thì ở ngoài danh sách sẽ không nhìn thấy chứng từ vừa lập.

Phiên bản này thay đổi bằng cách:

oHiển thị tường minh khoảng thời gian người dùng nạp chứng từ ngoài danh sách, để người dùng biết mình đang nạp theo khoảng thời gian nào. Ví dụ: Nạp danh sách Phiếu thu trong Quý I/2015 sẽ hiển thị như hình:

 

R35-11

 

oKhi người dùng lập chứng từ ngoài khoảng thời gian đang nạp, không hiển thị thông báo trên để người dùng không bị hiểu nhầm. Sau khi lập chứng từ ngoài khoảng nạp, trên danh sách chứng từ vẫn hiển thị chứng từ vừa lập đó. Chỉ khi nào người dùng nhấn Nạp trên thanh công cụ thì chương trình mới nạp lại danh sách chứng từ đúng khoảng thời gian đang nạp.

oLưu ý: Riêng với giao diện danh sách chứng từ Nhập kho, nếu người dùng thêm mới chứng từ nhập kho ngoài khoảng thời gian nạp chứng từ, thì ngay sau khi đóng giao diện nhập liệu của chứng từ đó, người dùng sẽ không nhìn thấy chứng từ đó trên danh sách nạp. Vì vậy người dùng cần lưu ý khoảng thời gian nạp để tránh nhầm lẫn.

hmtoggle_plus1Kế toán muốn khi xem danh sách mua và ghi tăng Tài sản cố định, thì số tiền trên danh sách thể hiện đúng số tiền bỏ ra để mua tài sản, để kiểm tra đối chiếu khớp với chứng từ và hiển thị đúng giá trị của tài sản

Khi kế toán thực hiện ghi nhận mua tài sản cố định bằng tiền mặt hoặc tiền gửi trên phần mềm, thì trên chứng từ này phản ánh 2 dòng chi tiết là số tiền giảm để mua tài sản và tăng nguồn hình thành tài sản và số tiền hiển thị trên danh sách chứng từ là tổng số tiền của 2 dòng này. Nếu muốn thống kê giá trị tài sản tăng trong kỳ để đối chiếu báo cáo thì kế toán phải lọc bỏ bớt các bút toán tăng nguồn hình thành để lấy được tổng giá trị tài sản tăng trong kỳ đúng.

Phiên bản này cho phép hiển thị giá trị tài sản tăng trong kỳ trên danh sách tài sản mua và ghi tăng phản ánh đúng giá trị tài sản tăng để kiểm tra và đối chiếu dễ hơn

 

R35-12

hmtoggle_plus1Kế toán muốn có thể nhập số dư đầu kỳ cho các tài khoản 008,461,661 mà có số dư đầu kỳ sử dụng cho chương trình mục tiêu dự án và số dư của hoạt động thường xuyên chung (không dùng cho chương trình mục tiêu và dự án)

Phiên bản này cho phép đơn vị có thể nhập số dư đầu kỳ (TK008,461,661) thuộc kinh phí thường xuyên, một phần sử dụng cho chương trình mục tiêu dự án, một phần sử dụng cho các hoạt động thường xuyên khác.

Để nhập được số dư đầu kỳ các tài khoản kinh phí thường xuyên theo CTMT, DA, đơn vị thực hiện như sau:

oVào Danh mục\ Tài khoản\ Hệ thống tài khoản, tìm đến các tài khoản trên, tích đúp, tích chọn "CTMT, dự án" để xác nhận việc theo dõi TK đó theo CTMT, dự án

 

R35-7

 

oVào Nghiệp vụ\ Nhập số dư ban đầu, chọn TK cần nhập số dư

Đối với số dư thuộc hoạt động thường xuyên chung, đơn vị chọn CTMT, dự án là "Không chọn", sau đó thực hiện nhập số dư.

Đối với số dư thuộc CTMT, dự án, đơn vị chọn CTMT, dự án tương ứng để nhập số dư.

 

R35-8

 

Lưu ý: Tương tự như việc nhập số dư, khi nhập chứng từ phát sinh liên quan đến các TK trên, đơn vị cần chọn CTMT, dự án tương ứng với phát sinh, hoặc chọn CTMT, dự án là "Không chọn" nếu phát sinh đó thuộc kinh phí thường xuyên chung.

hmtoggle_plus1Kế toán muốn khi thêm mới nguồn kinh phí là con của nguồn kinh phí đã có sẵn trong Danh mục thì thông tin Mã số cấp ngân sách kế thừa được ở nguồn cha để đỡ mất thời gian gõ lại và tránh quên không điền thông tin thì không xuất khẩu dữ liệu ra PM QLNS được

Khi thêm mới một nguồn kinh phí thuộc nguồn kinh phí đã có sẵn trong danh mục nguồn, đơn vị thực hiện đặt chuột vào nguồn cha, chọn Thêm.

Khi đó hầu hết các thông tin của nguồn cha đã được kế thừa vào nguồn con. Phiên bản này bổ sung thêm thông tin kế thừa là Mã số cấp ngân sách, để người dùng không mất thời gian gõ lại, cũng tránh được việc quên không điền.

 

R35-9

hmtoggle_plus1Kế toán muốn phần mềm hỗ trợ có thể đánh lại số chứng từ từ đầu khi bắt đầu hạch toán cho năm tài chính mới của dữ liệu kế toán mới tạo từ dữ liệu kế toán cũ để đánh số chứng từ nhanh hơn, tránh nhầm lẫn lại phải vào sửa lại chứng từ

Phiên bản này cho phép người dùng có thể thiết lập quy tắc đánh số chứng từ cho từng loại chứng từ, hoặc tất cả các loại chứng từ khi bắt đầu dữ liệu.

Theo đó để thiết lập, đơn vị vào Hệ thống\ Tùy chọn\ Qui tắc đánh số CT

 

R35-10

 

Tại đây hiển thị danh sách loại chứng từ trong phần mềm, đồng thời cho phép người dùng tự thiết lập theo nhu cầu quản lý của đơn vị.

Đơn vị lưu ý: Giá trị phần số là giá trị hiện thời. Ví dụ đơn vị đã lập chứng từ Phiếu chi số PC00001, thì Giá trị phần số của Loại chứng từ Phiếu chi trong bảng quy tắc tự động cập nhật là 1. Theo đó số chứng từ thêm mới tiếp theo sẽ là PC00002. Nếu loại chứng từ nào chưa có chứng từ phát sinh, thì giá trị phần số hiển thị là 0.

Tại các cột thành phần của số chứng từ, đơn vị có thể đặt chuột phải, chọn "Sao chép dữ liệu cho các dòng dưới". Tiện ích này giúp đơn vị có thể cập nhật nhanh các thông tin đã thiết lập cho nhiều loại chứng từ cùng một lúc mà không cần phải thiết lập từng loại chứng từ,

Sau khi thiết lập, đơn vị nhấn Đồng ý để hoàn thành thao tác.

Đối với dữ liệu được tạo mới từ dữ liệu năm trước, thông tin mặc định của bảng Qui tắc đánh số chứng từ được thiết lập như sau:

oĐối với loại chứng từ chưa có phát sinh chứng từ của năm nay, thì bảng Qui tắc đánh số chứng từ đưa về mặc định giá trị hiện thời là 0, để đơn vị không cần thiết lập lại, giá trị phần số của số chứng từ được thêm mới đầu tiên là 1.

oĐối với loại chứng từ đã có phát sinh chứng từ của năm nay, thì bảng Qui tắc đánh số chứng từ hiển thị giá trị hiện thời là số chứng từ thêm mới gần nhất, để đơn vị không cần thiết lập lại, giá trị phần số của số chứng từ được thêm mới tiếp theo sẽ liên tục với số chứng từ đã thêm gần nhất trước đó.

hmtoggle_plus1Kế toán muốn khi tìm nhanh khách hàng để lập chứng từ bán hàng thì có thể tìm theo mã số thuế của khách hàng để tìm nhanh và chính xác hơn

Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, thường xuyên phải xuất hóa đơn cho khách hàng. Tuy nhiên có trường hợp nhân viên nhớ tên không chính xác, mà chỉ nhớ mã số thuế, nên việc tìm kiếm khách hàng để lập chứng từ mất nhiều thời gian. Phiên bản này cho phép người dùng có thể tìm kiếm nhanh đối tượng khách hàng/ nhà cung cấp đã khai báo trên phần mềm theo mã số thuế.

Để thực hiện tìm nhanh theo mã số thuế, tại các giao diện tìm kiếm đối tượng, đơn vị nhấn phím F3 hoặc chọn biểu tượng tìm kiếm trên danh sách sổ xuống.

 

R35-1

 

Khi đó danh sách đối tượng sẽ hiển thị như hình. Đơn vị có thể tìm theo mã số thuế bằng cách nhập trực tiếp vào ô lọc.

 

R35-2